Kỹ thuật trồng cây đu đủ – Muốn cây ra quả năng suất thì đọc bài này
Ngày:19/06/2019 lúc 14:29PM
Cách trồng cây đu đủ
Muốn biết kỹ thuật trồng và chăm sóc đu đủ như thế nào để cho ra quả đúng mùa vụ và theo đúng ý muốn thì hãy đọc bài viết dưới đây để biết cách trồng đu đủ đúng phương pháp nhé !
Thời vụ trồng cây đu đủ thích hợp
Đu đủ ra quả quanh năm tuy nhiên chúng ta vẫn phải chọn thời điểm trồng cây hợp lý và thích hợp. Tùy thuộc từng vùng miền mà ta sẽ có thời gian bắt đầu khác nhau miễn sao sớm cho thu hoạch được nhiều quả đu đủ có chất lượng tốt nhất nhất.
- Miền Bắc: Vào vụ Xuân tháng 2 – 4 hoặc vụ Thu về cuối mùa mưa ( Tháng 9 – 10 ).
- Miền Trung:Vào vụ Xuân sớm vào tháng 12 – 01,nếu vụ Hè Thu thích hợp nhất là vào tháng 05 – 06. Khoảng cách trồng các cây trong một hàng tối thiểu nhất là 1,8 – 2m, Hàng cách hàng tối thiểu 2 – 3m. Tính ra sẽ được 1500 – 2600/ha cây đu đủ
- Miền nam: Vào đầu mùa mưa ( Tháng 4 – 5 ) là hợp lý nhất.
Hướng dẫn cách trồng cây đu đủ
CHỌN GIỐNG CÂY ĐU ĐỦ
Để cây đu đủ phát triển nhanh và khỏe mạnh thì bạn nên chọn loại hạt giống được chọn từ những trái sạch sâu bệnh, quả lớn và chín mọng và phải đủ độ già trên cây. Lưu ý là chỉ lấy những hạt đen ở giữa trái thả vào nước, loại những hạt nổi và chỉ dùng những hạt chìm làm giống.
– Xử lý hạt theo tiêu chuẩn: Những hạt đem làm giống có thể ngâm xâm xấp nước 1 – 2 ngày đêm trong chậu men. Sau đó đãi sạch chất keo, chất nhớt bọc ngoài hạt, loại bỏ vỏ lụa bên ngoài hạt, đem phơi trong mát và cất giữ nơi khô ráo. Và trước khi đem reo cần xử lý hạt, sử dụng dung dịch Tốp-xin 1% để khử sạch mầm bệnh, tiếp theo ngâm hạt trong Natri cacbonat 1% trong 4 – 5 tiếng đồng hồ. Sau đó rửa sạch rồi ngâm trong chế phẩm sinh học kích thích nảy mầm trong khoảng 40 – 60 phút. Cuối cùng mang hạt ra phơi nắng để thúc mầm, khi hạt đã nứt nanh mới thì đem gieo để cây mọc đều và nhanh.
- Nếu bạn bạn muốn trồng luôn cây thì bạn có thể mua cây giống đu đủ tại trung tâm cây giống Học Viện Nông Nghiệp, cây giống đã được kiểm tra và đảm bảo uy tín.
Cách trồng cây đu đủ giống: “Ươm cây con”
– Nếu gieo hạt trong bầu thì dùng với tỉ lệ 12 x 7, trộn đầy bầu với đất phù sa hay thịt nhẹ đã trộn với phân truồng hoai mục ( với tỉ lệ 2 đất 1 phân ). Mỗi túi có thể gieo hai đến ba hạt để tránh hao đất nếu có hột ít nảy mầm và hạn chế được sâu bệnh phá hoại trên diện rộng. Ấn nhẹ hạt vào trong bầu và phủ ít đất mịn lên trên. Sau đó tiến hành tưới nước giữ ẩm, làm thường xuyên mỗi ngày 1 lần.
– Nếu gieo hạt trên luống thì đất trên luống phải được làm kỹ, trộn đều 5 – 10kg phân hữu cơ hoai mục, 0.15 – 0.2kg supe lân, 0.3 – 0.5kg vôi trên một mét vuông đất. Tiến hành gieo hạt theo lỗ, mối lỗ cách nhau 5 – 10cm và cũng nên áp dụng 2 – 3 hạt, gieo hạt ở độ sâu 0,6 – 1m. Phủ lên một lớp rơm rạ và tưới ẩm thường xuyên cho đủ độ ẩm. Khi cây con mọc thì tưới ít hơn, cây có 2 – 4 lá thì 2 ngày tưới 1 lần. Và khi cây cao khoảng 4 -6cm ( 4 – 5 cặp lá ) thì có thể cấy vào bầu để đạt được tỉ lệ sống cao.
Kỹ thuật trồng cây đu đủ
Đu đủ là loại cây dễ trồng,đa phần mọi người sẽ trọn trồng đu đủ trong chậu cảnh để vừa làm kiểng hay trang trí vào dịp tết và trồng cây làm kinh tế. Do vậy cần nắm chắc kỹ thuật trồng đu đủ như sau:
Chọn cây con ươm trong bầu đem trồng là thích hợp nhất. Chọn cây giống khỏe, sạch bệnh có từ 4 đến 5 cặp lá ( như đã trình bày ở trên ) và cao 10 đến 15cm đem giâm trong vườn nhà. Hàng ngày tưới nhẹ cho cây, nên phối hợp đều đặn với thuốc bảo vệ thực vật để phòng ngừa nhện đỏ, rệp sáp và bệnh khảm. Khoảng 12 – 15 ngày sau giâm có thể đưa cây trồng lên chậu cảnh.
Quan sát xem cây đã ổn định bộ rễ chưa để đem tồng lên chậu. Dùng hỗn hợp đất + xỉ than đã chuẩn bị trước đổ vào chậu ( lưu ý là đất không nhiễm phèn, tơi xốp, thoát nước tốt ) và cách miệng chậu 5 – 7cm để tránh tràn nước. Lưu ý bón lót phân chuồng trộn với một ít phân hóa học dưới đáy chậu. Nhấc nhẹ bầu cây, dùng dao sắc rạch nhẹ vừa đứt lớp vỏ bao bầu một đường từ trên xuống sát đáy bầu một cách từ từ để không làm vỡ bầu.
Đặt bầu cây vào ngay ngắn trong chậu, phủ đất kín bầu cây, nén chặt nhẹ cố định gốc, tưới dưỡng ẩm hàng ngày.
Cách chăm sóc
Trong quá trình trồng vẫn sẽ có một số cây bị bệnh do vây nên tiêu hủy sớm để tránh lây lan sang cây khác. Đu đủ có bộ rễ ăn nông, do vậy rất khó trụ vững trước những đợt gió bão. Khả năng chịu úng hạn của cây cũng vô cùng kém nên cần phải vun gốc cho cây, đóng cọc trống đổ trong mùa mưa gió kèm theo đó là khơi rãnh thoát nước trong mùa mưa bão. Mùa khô hanh thì nên có biện pháp tưới nước và giữ ẩm thường xuyên. Tốt nhất ủ gốc bằng rơm rạ để giữ ẩm trong mùa khô, chú ý thêm công đoạn làm cỏ nữa.
-Cách cắm cọc: Thông thường đu đủ mọc thẳng, do vậy khi gặp gió bão phải cắm cọc chống gió, thông hường thì dùng 3 cây cọc cắm chéo hoặc dùng 1 cây cọc cắm thẳng và cột chắc cây đu đủ vào cọc. Vào thời kỳ cây đậu trái nhiều mà gặp gió bão có thể chặt bớt một số lá già gần gốc, để giảm bớt sức cản gió, chống đổ ngã hoặc gãy.
Lời kết
Đến đây là xong bài viết cách trồng cây đu đủ rồi các bạn ạ, cảm ơn đã theo dõi hết bài viết kinh nghiệm này nhé. Chúc các bạn thành công !!!